Bật mí 7 tác dụng quý giá mà Sulforaphane đem lại cho sức khỏe con người

Sulforaphane – hoạt chất có trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có nhiều nhất là ở súp lơ xanh đang dành được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, nghiên cứu. Giải mã những tác dụng của sulforaphane đối với sức khỏe con người sẽ giúp chúng ta có thể ứng dụng hiệu quả hoạt chất này vào trong điều trị nhiều bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu về những công dụng, lợi ích của sulforaphane ngay trong bài viết này.

1. Sulforaphane ngăn ngừa ung thư (Sulforaphane and cancer)

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Sulforaphane, một isothiocyanate có nguồn gốc tự nhiên có hiệu quả và nhiều tác dụng chống lại các bệnh ung thư như

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư biểu mô tế bào thận
  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Không những vậy, một số báo cáo đã cho thấy kết quả cải thiện hiệu quả điều trị của thuốc hóa trị Cisplan được dùng với liều thấp.

Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế chống ung thư của Sulforaphane là:

- Hoạt chất này tác động điều chỉnh chu kỳ tế bào khối u, quá trình apoptosis (chết rụng tế bào) và angiogenesis (quá trình tạo mạch máu) của khối u thông qua trung gian tạo các con đường tín hiệu liên quan và gen.

- Sulforaphane cũng điều chỉnh một loạt các gen bảo vệ tế bào bằng cách kích hoạt yếu tố hạt nhân erythroid-2- (NF-E2-), yếu tố 2 (Nrf2), một yếu tố phiên mã quan trọng để giúp cơ thể đối phó với oxidative stress (mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể)

- Ức chế sự thay đổi biểu sinh: Trong cơ thể con người, thay đổi biểu sinh thường góp phần làm giảm sự hoạt đông các gen ức chế khối u và kích hoạt gen gây ung thư, tạo điều kiện cho các đặc tính thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển.

Nhiều nghiên cứu về cơ chế tác dụng chống ung thư của Sulforaphane đã chỉ ra rằng hoạt chất này có thể đảo ngược sự thay đổi biểu sinh như vậy trong các bệnh ung thư bằng cách nhắm vào các mục tiêu methyltransferase DNA (DNMTs), histone deacetyltransferase (HDACs) và RNA không mã hóa.

2. Sulforaphane làm giảm sản xuất glucose ở gan và kiểm soát glucose ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trong cơ thể của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, quá trình vận chuyển đường từ máu đến tế bào thường bị hạn chế, gây khó khăn cho việc duy trì lượng đường trong máu một cách bình thường.

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 97 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 tiêu thụ 50 micromol sulforaphane mỗi ngày và thu được kết quả như sau:

  • Sulforaphane có hiệu quả làm giảm mức đường huyết lúc đói là khoảng 6,5%.
  • Cải thiện huyết sắc tố A1c, một yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

Điều đặc biệt là những tác động này đặc biệt mạnh ở những người tham gia nghiên cứu mắc chứng béo phì với khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường kém.

3. Sulforaphane chống oxy hóa ( Sulforaphane antioxidant)

Sulforaphane không phải là chất chống oxy hóa tác dụng trực tiếp, vì rất khó có khả năng nhóm isothio-cyanate có thể tham gia phản ứng oxy hóa khử trong điều kiện sinh lý.

Tuy nhiên, đã có bằng chứng đáng tin cậy rằng việc sử dụng sulforaphane sẽ gián tiếp làm tăng khả năng chống nhiễm độc của các tế bào động vật và khả năng của chúng đối với stress oxy hóa.

Các độc tính chính đối với các tế bào và DNA của chúng là hai loại tác nhân hóa học: điện di và các loại oxy phản ứng. Các tế bào động vật có vú có cả hai loại cơ chế riêng biệt và chồng chéo để đối phó với các loại độc tính này.

Một trong những cơ chế bảo vệ trung tâm là sự khử các enzyme giải độc. Điển hình là các enzyme được kích hoạt bởi sulforaphane như glutathione trans-ferases, NAD (P) H: quinone reductase (DT-diaphor-ase) và heme oxyase đều có thể hoạt động chống lại stress oxy hóa

4. Sulforaphane giúp bảo vệ da tránh khỏi tác động của ánh nắng mặt trời (Sulforaphane  skin)

Làn da của chúng ta luôn phải tiếp xúc với nhiều yếu tố bên ngoài có thể gây lão hóa da như: tia cực tím trong ánh nắng mặt trời (tia UV), không khí bị ô nhiễm…, từ đó sinh ra các gốc tự do cũng như hàng loạt phản ứng oxy hóa khử trong cơ thể. Chính điều này, làm tăng tốc độ lão hóa của da.

Bên cạnh đó, tổn thương ở da phát triển là do:

  • Sự căng thẳng về thể chất và tâm lý nghiêm trọng.
  • Uống rượu bia nhiều, dinh dưỡng kém.
  • Bị cháy nắng khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Những điều này làm suy giảm và rối loạn chức năng của các chất chống oxy hóa như alpha-tocopherol (vitamin E) và axit ascobic (vitamin C), ức chế sự tổng hợp collagen làm da càng ngày bị tổn thương

Thật may mắn, qua nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học đã tìm ra tác dụng của sulforaphane đối với da của cơ thể con người. Cụ thể như sau:

Sulforaphane làm tổn thương các tế bào cháy nắng có trong lớp biểu bì

Khi da tiếp xúc với tia cực tím, chúng có thể xuyên qua lớp sừng và đến các lớp sâu hơn của lớp biểu bì và gây tổn thương. Với liều tia UVR ở liều 300 mJ/cm2  có thể gây tổn thương da nghiêm trọng sau 24 giờ sau phơi nhiễm.

Do vậy, để duy trì chức năng hàng rào bảo vệ da, các tế bào cần được sửa chữa (phục hồi và tăng trưởng) hoặc trải qua quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình).

Gần đây, một số nhà khoa học đã chứng minh tác dụng của Sulforaphane đối với sự phát triển của các tế bào cháy nắng trong lớp biểu bì của con người.

Sulforaphane có tác dụng bảo vệ da 48 giờ sau khi chiếu tia UV ở nồng độ thấp (10 lM), làm giảm số lượng tế bào cháy nắng lên đến 29%.

Sulforaphane tác động tới các enzym phase 2 thông qua con đường Nrf2-Keap1

Các enzyme chống oxy hóa chính trong tế bào cơ thể con người là CAT, SOD, quinone oxyoreductase-1 (QO-1) và GST và con đường Keap1-Nrf2 chịu trách nhiệm cho sự biểu hiện của các enzyme chống oxy hóa này.

Cơ chế hoạt động của Sulforaphane có liên quan đến việc biến đổi lượng thừa cystein quan trọng của Keap1, thay đổi phức hợp Keap1- Nrf2 và cho phép Nrf2 chuyển vị trong nhân, nơi nó có thể kích hoạt biểu hiện gen chống oxy hóa.

Kết quả cho thấy Sulforaphane có tác dụng bảo vệ da của cơ thể chống lại UVR sau 48 đến 72 giờ sau khi điều trị (trên chuột và da người – nhóm các tình nguyện viên)

5. Sulforaphane điều trị bệnh nhân tự kỷ (Sulforaphane treatment of autism spectrum disorder)

Một nghiên cứu được tiến hành trên 29 thanh niên mắc chứng tự kỷ với liều dùng hàng ngày 50 đến 150 micromol sulforaphane trong 18 tuần. Các nhà khoa học quyết định thử nghiệm sulforaphane để điều trị bệnh nhân tự kỷ dựa trên ba cơ sở:

- Thứ nhất, có nhiều bằng chứng rộng rãi cho thấy sulforaphane chống lại nhiều bất thường sinh hóa và phân tử có liên quan đến bệnh tự kỷ bao gồm:

  • Stress oxy hóa và giảm khả năng chống oxy hóa
  • Khiếm khuyết trong tổng hợp glutathione.
  • Rối loạn chức năng ty thể và phosphoryl hóa oxy hóa thấp, tăng peroxid hóa lipid và viêm dây thần kinh

- Thứ hai, sulforaphane có thể cải thiện một số rối loạn di truyền không liên quan bằng cách kích hoạt các proteome stress căng thẳng, điều chỉnh nhiều quá trình gây tổn hại nói trên.

Ngoài ra, sulforaphane cũng như hydroxyurea, phenylbutyrate và trichostatin A, đã được chứng minh trong ống nghiệm có tiềm năng điều trị để tái lập cân bằng nội môi tế bào trong một số rối loạn di truyền.

- Thứ ba, sulforaphane là một trong những thành phần hóa học có trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có súp lơ xanh được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới. Do đó, Sulforaphane được xem là một trong những chất có độc tính thấp và an toàn đối với sức khỏe con người.

Kết quả cho thấy những thanh niên được dùng sulforaphane hàng ngày trong 18 tuần có giảm được mức độ nghiêm trọng trong hành vi giao tiếp lẫn hành vi xã hội.

6. Sulforaphane ức chế các yếu tố tiền viêm liên quan đến bệnh vẩy nến trên da người (Sulforaphane psoriasis)

Nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá về tác dụng sulforaphane của đối với bệnh nhân bị bệnh vảy nến, những thay đổi về hình thái ở da người bị vẩy nến được điều trị tại chỗ bằng sulforaphane.

Kết qua cho thấy sulforaphane làm giảm sự biểu hiện và bài tiết của các cytokine tiền viêm trong các tế bào đơn nhân của người, các đại thực bào. Ngoài ra, sulforaphane còn kích thích sự phục hồi da cho các bệnh nhân mắc các dạng bệnh vảy nến khác nhau.

7. Sulforaphane giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa trước sự tấn công của vi khuẩn H. pylori

Theo ước tính, có khoảng 50% dân số trưởng thành trên toàn thế giới bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) và có liên quan đến viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Chính vì điều này, mà các nhà khoa học luôn tìm cách tiêu diệt và hạn chế sự ảnh hưởng của Helicobacter pylori đối với dạ dày con người.

Theo các nghiên cứu, Sulforaphane có hoạt tính diệt khuẩn mạnh đối với H. pylori trong ống nghiệm. Hơn thế nữa, sulforaphane có hoạt tính cao đối với một số lượng lớn các chủng vi khuẩn H. pylori trên lâm sàng, trong đó nhiều loại vi khuẩn đã kháng với các loại kháng sinh thông thường, chẳng hạn như clarithromycin và metronidazole.

Gần đây, chiết xuất mầm súp lơ xanh có chứa đã được báo cáo để làm giảm sự tác động cũng như làm giảm viêm dạ dày ở chuột và người bị nhiễm H. pylori

Không những vậy, một nghiên cứu được tiến hành trên các tình nguyện viên sử dụng sulforaphane hai lần/ngày (2.000 microgam sulforaphane). Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đo cả giá trị ΔUBT (xét nghiệm hơi thở ure) và nồng độ amoniac trong dịch dạ dày là các chỉ số đánh giá mức độ ức chế khuẩn H. pylori.

Kết quả cho thấy, có sự thay đổi đáng kể về giá trị ΔUBT và nồng độ amoniac trong dịch dạ dày sau khi điều trị bằng sulforaphane từ 2 – 6 tháng.

Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng Sulforaphane là một trong những hoạt chất mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Hy vọng rằng trong tương lai, Sulforaphane sẽ được ứng dụng nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc sức khỏe của mọi người.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)